Sàn gỗ tự nhiên là loại vật liệu cao cấp được sử dụng rất nhiều trong ngành xây dựng hiện nay. Sàn gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm độc đáo tuyệt vời. Tuy nhiên, có một số tính năng của gỗ tự nhiên mà ta chỉ có thể khắc phục xử lý chứ ko thể làm cho nó hoàn toàn mất đi. Đó là trong gỗ tự nhiên luôn luôn tồn tại lượng nước nhất định, lượng nước này sinh ra độ ẩm trong gỗ, và chúng ta cần phải chú ý xử lý theo đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng. |
|
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sàn gỗ tự nhiên, nhưng
có một yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng gỗ đó
là độ ẩm của gỗ.
Như ta đã biết, gỗ để sử dụng cho sàn gỗ tự nhiên đều là những loại gỗ tốt, gỗ
quý hiếm. Nhưng dù là gỗ tốt và quý hiếm đến mấy nếu không được xử lý theo đúng quy trình thì độ ẩm của gỗ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự co giãn
của gỗ. Vậy độ ẩm gỗ là gì? Độ ẩm gỗ được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của nước trong gỗ và khối lượng gỗ khô tùy vào mục đích sử dụng như làm cửa gỗ hay tủ bếp gỗ tự nhiên. Ở mỗi loại gỗ khác nhau thì độ ẩm của gỗ cũng khác nhau. Tùy từng loại gỗ mà có thể sấy về độ ẩm thích hợp để gỗ có thể co giãn về trạng thái cân bằng. Mỗi một thanh gỗ trước khi đưa vào lắp ghép nên thành phẩm đều phải trải qua quá trình tẩm sấy rút độ ẩm hơi nước trong thanh gỗ ra, làm cho gỗ có kích thước ổn định, không bị sâu mọt, dễ dàng bảo quản, quá trình hoàn thiện và gia công sản phẩm cũng vì thế mà đạt chất lượng cao hơn . Nhưng quy trình tẩm sấy cũng phải được thực hiện hết sức cẩn thận, kỹ càng. Sấy bao nhiêu cho đủ độ bởi nếu ta sấy quá khô thì khi đưa vào sử dụng gỗ sẽ hút ẩm nhiều, dẫn đến sàn bị nở nhiều và sẽ bị phồng sàn. Còn nếu ta sấy chưa đạt độ ẩm thì khi đưa vào sử dụng gặp thời tiết hanh khô sẽ làm cho gỗ ngót lại dẫn tới hiện tượng hở khe sàn. Chính vì vậy nên sấy gỗ là khâu sản xuất vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sàn gỗ tự nhiên, nếu sấy gỗ không đúng tiêu chuẩn thì khi ra ngoài môi trường sẽ gây ra sự biến dạng. Khi các sản phẩm gỗ được sấy đạt đến độ ẩm thích hợp thì rất khó bị rạn nứt và biến dạng về sau. Biên độ co dãn của sàn gỗ tùy thuộc từng loại sàn, từng chủng loại gỗ, chất gỗ, những loại gỗ càng tốt càng quý hiếm thì biên độ co dãn càng ít. Những loại gỗ càng quý hiếm, nghĩa là chúng trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển hết sức khắc nghiệt tạo nên chất gỗ cứng, rắn chắc, nặng tay. Dòng gỗ giẻo, nhẹ thì khả năng hút ẩm lớn, còn dòng gỗ chắc nặng khả năng hút ẩm ít hơn, biên độ giãn nở thấp hơn. Và trong dòng gỗ nặng cũng tùy từng loại gỗ mà độ giãn nở khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm được thật kỹ đặc điểm của từng loại gỗ mà có biện pháp xử lý độ ẩm phù hợp.
Để có một sản phẩm sàn gỗ hoàn hảo phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mà đặc biệt sàn gỗ tự nhiên lại càng cần phải kiểm tra kỹ càng từ nguyên vật liệu cho đến quá trình thi công. Việc kiểm tra kỹ chất lượng của thanh gỗ ghép sàn sẽ đảm bảo cho sàn gỗ đạt tiêu chuẩn cao nhất. Và khi đưa vào sử dụng, chắc chắn không gặp bất cứ vấn đề gì. Bởi sẽ thật là khó chịu nếu sử dụng sàn gỗ tự nhiên chưa được bao lâu đã gặp phải tình trạng sàn gỗ bị phồng, hay bị co, hở khe sàn. Muốn làm được điều này chúng ta phải chú ý đến tính co ngót, độ ẩm của gỗ. Để chắc chắn hơn, chúng ta nên có những thiết bị đo độ ẩm của gỗ. Hiện nay loại máy này đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Nếu phát hiện thanh gỗ nào không đạt chuẩn, tốt nhất nên loại ra, đem đi xử lý lại tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến cả tấm sàn gỗ sau này.
|